Tìm kiếm

Trị nhện đỏ trên hoa hồng (Tetranychus urticae)


Đặc điểm hình thái:

  • Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, có tám chân và có hình dáng rất giống loại nhện thông thường.
    Trưởng thành: con cái mình tròn màu đỏ tươi ở phần bụng và đỏ sẫm ở phần hông. Hai bên lưng có nhiều đốm đen chạy dài từ ngực xuống cuối bụng. Con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói.
    Nhện có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0.2mm. Con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói.

Tập quán sinh sống và gây hại:

  • Nhện thường cư trú ở mặt dưới lá và thường chích hút dịch trong mô lá và hoa tạo thành vết hại có màu sáng, dần dần các vết chích này liên kết với nhau. Khi bị hại nặng, lá cây hoa hồng có màu nâu phồng rộp, vàng rồi khô và rụng đi.
    Nhện đỏ phát triển trong điều kiện khô và nóng.
    Vòng đời nhện đỏ khoảng 15 ngày, mỗi con cái có thể đẻ hàng trăm trứng.

Biện pháp phòng trị bệnh:

  • 1. Cách phòng nhện đỏ:
     – Dùng vòi phun nước áp lực mạnh để phun rửa cho hoa hồng. Mục đích là để rửa nhện đi, áp lực mạnh sẽ khiến nhện văng ra khỏi lá. Nên áp dụng biện pháp này vào buổi sáng, khi thời tiết còn mát mẻ.
    – Tưới đủ nước để cây có dư nhựa cho cây, cung cấp phần nào nhựa bị mất do nhện đỏ hút, cây không bị kiệt lực mà chết.
    – Phun nước trên lá thường xuyên, nhện bị ướt và vướng víu không di chuyển được và làm chậm sự phát triển của nhện.

    2. Cách trị nhện đỏ:

    – Phương pháp 1: Dùng xà phòng(nước rửa bát) với dầu nông nghiêp
    + Dùng xà phòng hoặc nước rửa chén và dầu dùng cho nông nghiệp trộn chung, đảo đều rồi pha với nước mà xịt đều lên cây, nhất là xịt vào mặt dưới mặt lá của hoa hồng – Dầu sẽ làm cho nhện bị dính lại và cộng với xà phòng có tính tẩy rửa sẽ làm nhện chết.

    Với phương pháp này cần phải chú ý đến nồng độ, tùy theo nhiệt độ khí trời và loại cây có sức chịu đựng khác nhau không bị cháy và chết cây. Trước khi áp dụng nên pha xà phòng hoặc nước rửa chén và dầu ở nồng độ mình muốn đem xịt thử ở một nhánh nhỏ của lọai cây mình muốn xịt trước. Nếu thấy không bị cháy cây lúc đó mới đem xịt tất cả cây. Nếu không có dầu Nông Nghiệp thì sử dụng dầu ăn hay loại dầu nào không làm cháy cây cũng được. Về cơ bản, người ta cho hai muỗng canh (dầu ăn, hay dầu nông nghiêp…) và nửa muỗng cà phê xà phòng (dầu gội đầu, nước rửa chén…, loại nào không làm cháy lá là được) vào 4 lít nước, khuấy thật đều, khi xịt phải lắc thường xuyên và xịt
    Nếu pha nồng độ trên mà các bạn vẫn thấy không có tác dụng, các bạn có thể pha nồng độ đậm đặc hơn. Nhưng cẩn thận hơn, thì sau khoảng 3h xịt xà phòng các bạn nên xịt lại bằng nước để rửa trôi bớt xà phòng tránh làm cháy lá cây

    – Phương pháp 2: Lấy bột mì hay bột gạo, bột năng,…

    + Đem khoấy với nước lạnh trước cho đều rồi sau đó dùng nước thật sôi đổ vào, vừa đổ, vừa khoấy, khi thành hồ, không đóng cục nữa, lúc này mới đổ thật nhiều nước vào theo tỷ lệ mình muốn
    + Nên dùng vải xô hoặc khăn sạch lọc lại.
    + Dùng bột năng là tốt nhất và pha loãng như hồ để ủi đồ.
    + Phương pháp này nên xịt vào lúc trời nắng để cho hiệu quả cao nhất.


    – Phương pháp 3: Sử dụng thuốc hóa học
    So với 2 phương pháp trên thì phương pháp này được coi là độc hại hơn vì phải sử dụng thuốc có thành phần có tính độc, vì vậy khi xịt thuốc các bạn nhớ dùng găng tay, khẩu trang và đồ bảo hộ đầy đủ.
    Các bạn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để diệt trừ nhện như: Dùng các loại thuốc như Abamectin (Reasgant 1.8EC) ; Hexythiazox (Nissorun 5EC), Azadirachtin (Agiaza 4.5 EC); Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC - Mite 70DD); Milbemectin (Benknock 1EC), Rotenone (Limater 7.5EC), Emamectin benzoate (Map Winner 5WG); Propargite (Atamite 73EC) liều lượng, nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì.. Sử dụng ít nhất 2 loại thuốc luân phiên nhau hạn chế tình trạng nhờn thuốc, các lần phun cách khoảng 5 -7 ngày 1 lần , khoảng 3 lần là cây hết nhện. Nặng thì có thể phun lần 2 cách lần 1 khoảng 3 ngày, lần 3 cách lần 2 khoảng 5- 7 ngày.
    Lưu ý: để cây luôn khỏe mạnh và ít bị sâu bênh tấn công các bạn cần:
    Thường xuyên loại bỏ những lá già, lá bị sâu bệnh dưới gốc cây, những lá nào bị nhện hại nặng nên ngắt bỏ bớt trước khi phun thuốc
    Thưởng xuyên quanh sát cây, thấy dấu hiệu lạ phải kiểm tra thật kỹ, và hỏi các chuyên gia
    Tưới nước và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.
    Đảm bảo vườn cây thông thoáng.
    Tưới đủ ẩm trong mùa khô.
  • Điều trị: Cách li riêng cây bệnh ra. Dùng vòi nước tạo áo lực xịt mạnh vào mặt dưới của lá. Tiếp theo dùng thuốc trị nhện Atamite 75ec, pha theo liều lượng 1ml/1l nước ( có thể mua 1 chiếc bơm tiêm để lấy lượng thuốc cho đủ vì 1 gói thường để pha cho 1 bình 10l, nếu pha nồng độ đậm hơn mức hướng dẫn của nxs thường gây cháy lá cây). Phun thuốc vào mặt dưới của lá, phun ướt hết cả cây, phun cả vào bề mặt giá thể. Thòi gian phun nên vào lúc 9-11h vì lúc này nhện thường hoạt động mạnh nhất. Sau 4-5 ngày ta phun nhắc lại một lần nữa vì lần phun trước mới chỉ diệt nhện trưởng thành mà không diệt được trứng nhện, lúc này phun sẽ diệt nhện con mới nở. 
  • Tham gia nhóm để nhận hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng)

Tags: no keyword

Phổ biến trong tuần

Chăm Sóc Hoa Hồng