Tìm kiếm

Kỹ thuật ghép hoa hồng

Sản xuất gốc ghép:

  • – Sản xuất tầm xuân nhiều hoa (Rosa multifrora) bằng hạt làm gốc ghép.
    + Thu hái và bảo quản: Các giống làm gốc ghép rất khác nhau nên thời gian quả chín không giống nhau. Nói chung mùa thu hoạch quả từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11 người ta hái quả bỏ vào túi nilong, bảo quản trong kho lạnh ở 5°C cho đến lúc đem gieo, cũng có thể hong khô rồi đưa vào kho lạnh. Trước khi gieo phải xử lý (từ 30 – 60 phút) hạt ở nhiệt độ 5°C. Thời gian xử lý tuỳ thuộc vào giống và mùa vụ gieo trồng. Khi có 1/3 hạt nảy mầm thì có thể đem gieo.
    + Gieo hạt: Khi gieo trên luống, cần căn cứ vào độ tròn hạt, sức nảy mầm của hạt để tính lượng gieo, mật độ gieo. Diện tích vườn ươm bằng khoảng 2,5% diện tích trồng. Vườn ươm tốt nhất là trong nhà che nilông hoặc có thể gieo trên khay. Gieo trên khay cây mọc đều hơn, nhanh hơn, rút ngắn được thời gian ươm cây. Gieo trên nền đất ngoài trời thì phải đưa ra trồng sớm hơn vì sau khi trồng phải mất khoảng 1 tháng cây mới phục hồi sinh trưởng.
    Trồng ngoài ruộng: Trước khi trồng cần xử lý tiêu độc đất vườn ươm. Nếu như vụ trước trồng các cây lương thực thì ruộng trồng không cần tiêu độc. Đất được cày sâu lật đất, bừa kỹ, bón lót rồi mới lên luống. Luống rộng 60cm, cao 30cm, mỗi luống trồng 2 hàng, hàng cách hàng 25 – 30cm, cây cách cây 15 – 20cm, mỗi 1m2 trung bình 12 – 15 cây.
    + Chăm sóc: Tầm xuân dại đòi hỏi nhiều phân, nước, ở vùng lạnh quá hoặc nóng quá cây sinh trưởng chậm. Nên trồng cây vào nơi có nhiều ánh sáng, trên đất thịt pha cát, đảm bảo tưới tiêu tốt, tốt nhất là tưới phun. Trên đất ướt, cây sinh trưởng nhanh nhưng rễ kém phát triển, rễ cọc to, sâu, nhưng rễ phụ ít, khi bứng trồng, cây hồi phục chậm. Ngoài ra, nhiều giống dễ nhiễm bệnh phấn trắng và gỉ sắt và thường bị rệp, nhện đỏ, ong gây hại cần quan tâm phòng trừ kịp thời. Giống tầm xuân phấn hồng và giống tầm xuân không gai có sức chống sâu bệnh tốt, sinh trưởng khoẻ, dễ trồng.
    – Sản xuất gốc ghép bằng cách giâm cành: Có thể sử dụng cành ngủ khi cắt sửa cây vào vụ thu, vụ xuân để dùng làm cành giâm.
    Để ghép vào vụ thu, có thể sử dụng cành bánh tẻ và giâm cành từ vụ xuân.. Độ dài cành cắm 15 – 20cm, cắt bỏ những lá gần gốc và xử lý kích thích ra rễ. Có thể dùng NAA 500 mg/1 ngâm cành khoảng 10 giây cho hiệu quả tốt. Sau khi xử lý thuốc cắm cành trên luông cao tưới đủ nước và giữ ẩm. Tỷ lệ sống của cành giâm phụ thuộc vào giống. Sau khi cây sống ngắt bỏ những mầm ở gần gốc, đến vụ thu thì cây giâm sinh trưởng mạnh, đủ độ lớn có thể tiến hành ghép. Gốc ghép bằng cành giâm thường có vỏ dày cứng không tốt bằng gốc ghép bằng cây thực sinh nên khó ghép và tỷ lệ sống thấp. Khi ghép cần chọn mắt ghép có độ thuần thục cao. Ngoài ra, gốc ghép có thể giâm trong bầu để dễ cho việc chăm sóc và vận chuyển. Một gốc ghép có thể ghép nhiều mắt, sau khi ghép sống 15-20 ngày cắt phần ngọn trên để mầm ghép phát triển thành chồi.

Chuẩn bị mắt ghép:

  • Chọn mắt ghép tốt là khâu đầu tiên để có cây giống tốt. Nói chung chọn cành đã ra hoa, dùng mắt ở đoạn giữa cành làm mắt ghép. Những mắt ghép gần gốc cành hình thành ở giai đoạn phát dục sớm của cành, khi đó cành còn non, quang hợp yếu, chất dính dưỡng ít, mầm phát triển kém, sau khi ghép cây ghép sẽ yếu. Các mắt gần ngọn cành ra hình thành khi cành đã phân hoá hoa, thường không to mập, tượng tầng chưa ổn định, tỷ lệ sống thấp.
    Sau khi cắt cành ghép, cắt bỏ gai, cắt bỏ lá và giữ lại cuống lá, ngâm ngay vào nước sạch (không được để cạn nước). Tốt nhất là sau khi cắt khỏi cây nên ghép ngay không để lâu. Ở nhiệt độ 5°C đảm bảo đủ ẩm có thể bảo quản mắt ghép được 1 – 2 tuần.
    Chuẩn bị gốc ghép: Gốc ghép có thể là cây thực sinh hoặc giâm cành, khi đạt độ lớn nhất định có thể ghép.
    Công cụ ghép: dao ghép phải thật sắc, cắt một lần là được, trơn, nhẵn phẳng để tiếp hợp được nhanh. Dao phải sạch, dây buộc phải mềm, có độ đàn hồi nhất định.

Phương pháp và kỹ thuật ghép:

Gồm bóc vỏ và không bóc vỏ. Mắt ghép không dính gỗ. Có rất nhiều phương pháp mở miệng vết ghép: chữ T, cửa sổ.

Phương pháp ghép không bóc vỏ: tức là không bóc vỏ ở chỗ ghép, chỉ tách một phần gỗ có vỏ vừa với độ lớn của mắt ghép, mắt ghép cũng dùng dao lách nhẹ ra, mang cả phần gỗ. 
Có những cách làm cụ thể như sau: 

– Dán mắt ghép: Dùng dao mỏ một miệng hình thuôn ở gốc ghép từ trên xuống có mang một phiến nhỏ gỗ dài 2cm, sau đó rạch một đường ngang ở vị trí khoảng 1,5cm, bóc vỏ phần gỗ và vỏ ở gốc ghép. Dùng dao cắt mắt ghép thành hình thuôn dài chừng 2cm mỏng, có mang một phần gỗ. Lắp vào miệng ghép trên thân ghép làm sao cho tượng tầng 2 bên khít nhau dùng vỏ còn lại của gốc ghép bao kín lại, sau đó dùng dây nilông buộc lại.
Phương pháp này không cần bóc vỏ của gốc ghép và mắt ghép, thời gian ghép dài, thao tác nhanh. Nhưng giữa gốc ghép và cành ghép còn một phần gỗ, tượng tầng tiếp xúc ít vì vậy tiếp hợp không hoàn toàn, miệng ghép không chắc. 

– Cách ghép dán mối: Là kết hợp giữa cách ghép cửa sổ và ghép dán. Gốc ghép thì dùng phương pháp ghép dán. Còn mặt ghép thì theo phương pháp cửa sổ.
Ở chỗ ghép của gốc ghép dùng dao cắt một miệng dài  2cm, có dính một phần gỗ, cắt ngang ở dưới miệng ghép 0,5cm bóc vỏ phần gỗ và vỏ của nửa trên gốc ghép. Phía trên mặt ghép 0,5cm, bóc xuống chừng 0,5 – 1,5cm sâu vào đến gỗ, sau đó cắt ngang chỗ dưới mắt 0,5 – 1,5cm, lấy mắt ra bóc vỏ phần gỗ, cắm mắt ghép vào miệng ghép, sao cho tượng tầng 2 bên khít nhau, dùng vỏ của gốc ghép bao lại và dùng dây nilông buộc vào. 

– Thời vụ ghép: Trước khi ghép cần cắt bỏ cành và lá ở gần mắt ghép, gốc ghép trồng trên luống cao cần phải gạt bớt đất ở phần gốc trước 1 tuần, đồng thời tưới một lượt nước phân hoà loãng để dễ ghép và tăng tỷ lệ sống. Thời gian ghép trong tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 8 đến đầu tháng 10, (khi nhiệt độ trung bình từ 20,250C), những ngày ghép cần tránh mưa. Trước khi đem trồng cần cắt sửa cây. 

Kỹ thuật ghép đoạn cành:
Cành ghép là 1 đoạn cành nhỏ, ghép lên gốc ghép. Chủ yếu là các phương pháp: ghép nối tiếp, ghép bên, ghép lưỡi…nhưng sử dụng phương pháp ghép bên, tiện lợi hơn cả. Cụ thể như sau: 

– Sử dụng cành ghép: Dùng cành có sức sinh trưởng khỏe làm cành ghép, mỗi cành ghép có hai mắt là vừa. Sau khi cắt nếu chưa có điều kiện ghép ngay, đưa vào bảo quản lạnh có thể dùng được thời gian dài (5 – 7 ngày).
Thao tác ghép: Gốc ghép phải to hơn cành ghép, cắt bỏ gốc ghép ở vị trí định ghép từ mặt cắt ngang dùng dao che thành 1 đường làm miệng cắt, mang theo 1 phần gỗ. Cùng ghép là một đoạn cành nhỏ gồm 2 – 3 mắt, dùng dao cắt ở gốc cành ghép tạo thành một mặt nghiêng 450 từ phía đối diện mặt nghiêng có độ dài cách 2 – 2,5cm, độ sâu vết cắt vừa bằng một lớp gỗ mỏng và phần vỏ bị cắt, khi cắt trước tiên là cắt vào phần vỏ, sau đó cắt xuống phía dưới. Mặt cắt của cành ghép và mắt ghép phải nhẵn phẳng. Sau khi ghép dùng dây nilông buộc lại, cách ghép này có thể tiến hành trong vụ đông xuân nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao. Khi mắt nảy mầm thì cho tiếp xúc ánh nắng dần dần. Sau 40 ngày có thể đem ra ruộng trồng, Nếu muốn có cây con to hơn thì phải trồng trong vườn ươm, đợi khi mắt ghép cao khoảng 20cm ngắt ngọn 1 lần để tạo tán mới có thể đem trồng.
Ngoài ra, trong vụ xuân sớm, có thể ghép trong nhà che phủ nilông tránh được mưa phùn, sương muối, nâng cao được nhiệt độ không khí so với ngoài trời. 

– Ghép bên: Ghép bên có thể dùng những cành mù và cành đã ra hoa, khi cây có nụ, bắt đầu nở hoa để làm cành ghép, độ dài cành ghép thường mang 1 – 2 mắt phía trên mắt ghép để dễ cầm nắm. Vì cành ghép là cành bánh tẻ nên nếu có gốc ghép được bảo quản tốt có thể ghép bất cứ lúc nào, cây con sinh trưởng nhanh. Ghép vào tháng 4 – 6 thì sau 35 – 40 ngày có thể đem đi trồng. 
Dưới đây là một số ảnh minh hoạ các phương pháp ghép điển hình: 
Ghép áp
Cách 1 ghép nêm đoạn cành
Cách 2 ghép nêm đoạn cành
Ghép cửa sổ
Ghép không bóc vỏ

Tham gia nhóm để nhận hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng)

Phổ biến trong tuần

Chăm Sóc Hoa Hồng