Tìm kiếm

Hoa hồng ngoại Princess Alexandra of Kent rose

Đặc điểm của bông và cánh hoa hồng ngoại Princess Alexandra of Kent rose:

  • Mang tên nàng công chúa Alexandra –người  em họ xinh đẹp của Nữ hoàng Elizabeth II, hoa hồng Alexandra of Kent Rose chắc chắn sẽ mang đến cho căn nhà của bạn nét đẹp và sự may mắn , thịnh vượng của hoàng gia.

    – Tên thường gọi: Princess Alexandra of Kent rose/ Ausmerchant rose
    – Được lai tạo bởi: David C. H. Austin năm 2012
    – Màu sắc: màu hồng sen đôi khi ngả cam cá hồi, cánh kép.
    – Cỡ bông: Lớn (8-10cm). Kiểu cánh: Kép (+41 cánh) trung bình mỗi 1 bông hoa thường có khoảng từ 40-50 lớp cánh xếp chồng lên nhau  và có kích thước bông lên tới 13cm nếu như bạn chăm sóc ở điều kiện tốt. khi bạn ngắm nhìn những bông Hoa hồng Alexandra of Kent Rose thì bạn sẽ thấy có mùi hương thơm rất ngọt ngạo, thoang thoảng, thư thái.
    – Mùi hương: Trà xanh. Đặc tính: Bụi cao (100x70cm)
    – Độ lặp: Tốt. Khả năng kháng bệnh: Tốt

    Ở Việt Nam, giống hoa hồng ngoại màu hồng sen Princess Alexandra of Kent rose được rất nhiều người ưa chuộng, nhất là với độ sai hoa và tốc độ lặp tới chóng mặt. Ngoài ra những bông hồng Princess Alexandra of Kent rose với khí hậu mát mẻ to, đẹp đủ để níu giữ trái tim bất kỳ người yêu hoa nào. Cô nàng David Austin này thường được chọn để làm hoa hồng trồng chậu, hoa hồng trồng ban công hoặc hoa hồng trồng sân vườn.


Cách trồng và chăm sóc hồng ngoại Princess Alexandra of Kent rose:

  • Bạn nên chọn hướng nắng để trồng cây.bạn nên chọn hướng có mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.

    Đất trồng phải thóat nước. Và thường trồng ở những nơi cao dáo và không bị ngập nước khi trời mưa to. Và các thành phần dất như sau:  : 50% Đất sạch Hiếu Giang Better; 10% phân bò Hiếu Giang Better đã qua xử lý; 40% đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3.

    Khoảng cách trồng của cây khoảng từ 1m-2m. Vì Hoa hồng Alexandra of Kent Rose phát triển khá là nhanh, do dó cây sẽ có tán rộng, nên ta trồng với mật độ như vậy để phù hợp cho cây phát triển sau này.

    Khi trồng xong ta tưới nước có chất kích thích ra rể cho cây để cho cây nhanh chóng ra rể mới và phát triển nữa

    Sau từ 3 đến 5 ngày khi cây bắt đầu ra rể mới ta cần pha thêm vitamin Atonik  để tưới thêm cho cây để cây có thể hấp thụ và ra rể khỏe mạnh hơn
    + Thúc mầm lần 1 (sau khi trồng 30-35 ngày): phân hữu cơ.
    + Thúc mầm lần 2 (sau khi trồng 45-50 ngày): 40-60 kg tùy thuộc vào diện tích trồng NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2
    + Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.
    + Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.
    + Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá.
    + Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:
    – Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
    – Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
    – Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
    + Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.
    Khi cây đã phát triển nhanh và tán lá của cây cũng bắt đầu nhiều hơn. Lúc này thì bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa bỏ lá hư và đối với những bông hoa đã nở rồi thì bạn nên bắt bỏ đi và chi cần bấm ngọt cây để cho cây.



Tham gia giải đáp, phòng và trị bệnh trên hoa hồng: Tại đây

Phổ biến trong tuần

Chăm Sóc Hoa Hồng